Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 8 - 2018
Theo Bộ NN&PTNT, trong tháng 8 dịch bệnh trên vật nuôi được khống chế tốt, thị trường tiêu thụ và giá các sản phẩm thịt bò, thịt gia cầm ổn định, thịt lợn duy trì mức giá cao, có lãi cho người chăn nuôi nên chăn nuôi tiếp tục phát triển.
Chăn nuôi trâu, bò:
Đàn trâu, bò trong tháng phát triển ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Đàn bò tăng do hiệu quả kinh tế cao và thị trường tiêu thụ tốt. Theo Tổng cục Thống kê ước tính đến tháng 8, tổng đàn trâu của cả nước giảm 1,3%, tổng đàn bò tăng 2,1% so với cùng thời điểm năm 2017.
Chăn nuôi lợn:
Giá lợn hơi trong tháng 8 tiếp tục duy trì ở mức cao trên phạm vi cả nước, đặc biệt là ở miền Bắc đang được thu mua trong khoảng 52.000 đồng đến 55.500 đồng/kg, so với năm 2017, giá lợn hơi ở thời điểm này đã tăng gấp đôi. Giá lợn bắt đầu tăng từ tháng Tư và giữ ở mức cao trong 2 tháng gần đây đã khiến các hoạt động tái đàn, quay trở lại nuôi diễn ra khởi sắc hơn trên khắp cả nước. Tuy vậy, nếu giá thịt lợn tiếp tục giữ ở mức cao sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng và giảm sức cạnh tranh của thịt lợn nội địa, nhất là trong bối cảnh thịt lợn ngoại nhập khẩu với giá rẻ hơn có xu hướng tăng. Ước tính đến tháng Tám, tổng đàn lợn cả nước tăng khoảng 0,2% so với cùng thời điểm năm 2017.
Chăn nuôi gia cầm:
Đàn gia cầm trong tháng 8 tiếp tục phát triển khá, thị trường tiêu dùng ổn định khiến người chăn nuôi yên tâm đầu tư, mở rộng quy mô đàn. Ước tính đến tháng Tám, tổng đàn gia cầm cả nước tăng 5,9% so với cùng thời điểm năm 2017.
Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 8 tháng ước đạt 355 triệu USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm đạt 17,5 triệu USD (tăng gấp 3 lần); sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 70 triệu USD (tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2017).
THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI TRONG NƯỚC
Trong tháng 8/2018, ngành chăn nuôi toàn cầu gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại một số quốc gia trên thế giới. Tại Pháp, dịch bệnh than nghiêm trọng nhất trong vòng 20 năm qua bùng phát khi thiếu hụt vắcxin phòng bệnh và hiện đã lan ra 28 trang trại ở khu vực miền Đông Nam nước này.
Tại Canada, dịch tiêu chảy cấp trên lợn cùng với các lệnh kiểm soát môi trường của chính phủ nước này khiến sản lượng thịt lợn giảm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, sự bùng phát của dịch bệnh sốt heo châu Phi (ASF) đã làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ ASF sẽ lan rộng ra khắp đàn lợn tại Trung Quốc, cũng như lan sang các nước khác ở châu Á. Theo Báo cáo của Tổ chức Thú y Thế giới, 615 con lợn đã bị nhiễm bệnh và 88 con bị chết, với gần 530 con bị tiêu hủy. Các nhà phân tích cho rằng trong ngắn hạn, các nông dân sản xuất nhỏ sẽ phải bán tháo đàn lợn, đẩy giá thịt lợn giảm. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần kiểm soát chặt các trường hợp đưa lợn từ Trung Quốc qua biên giới.
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 8 năm 2018 ước đạt 46 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 8 tháng đầu năm 2018 ước đạt 355 triệu USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2017. Bảy tháng đầu năm 2018 giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm chiếm 17,5 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 5,7% thị phần;
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ trâu, bò và lợn đạt 1,9 triệu USD và 24,3 triệu USD, giảm 60,4% và giảm 55,8% so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị xuất khẩu phụ phẩm sau giết mổ giảm 1,9%; giá trị sữa và các sản phẩm từ sữa tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2017 và thị phần chiếm lần lượt là 54,8% và 22.6%.
Giá trị nhập khẩu chăn nuôi 7 tháng đầu năm 2018 đạt 1,55 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2017, ước giá trị nhập khẩu chăn nuôi tháng 8 năm 2018 đạt 161,67 triệu USD, nâng giá trị nhập khẩu ngành hàng chăn nuôi 8 tháng đầu năm 2018 đạt 1,71 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Giá lợn hơi trong nước có xu hướng biến động mạnh trong tháng 8/2018. Sau khi tăng mạnh và có thời điểm chạm mốc 57.000 đồng/kg, là mức giá cao kỷ lục trong nhiều năm qua tại một số tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Hải Dương trong 10 ngày đầu tháng 8, giá lợn hơi bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt, chủ yếu nhờ vào việc Văn phòng Chính phủ và Bộ NN&PTNT liên tiếp đưa ra hướng dẫn bình ổn giá thịt lợn. Giá lợn hơi tại Hưng Yên giảm 4.000 đ/kg xuống còn 52.000 đ/kg. Tại Hà Nam, thủ phủ nuôi lợn miền Bắc, giá lợn hơi giảm khoảng 4.000 – 5.000 đ/kg xuống 50.000 – 51.000 đ/kg. Tại Bắc Ninh, giá lợn cũng giảm xuống còn 50.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại một số tỉnh như Phú Thọ, Thái Nguyên, Nam Định đồng loạt giảm 5.000 – 7.000 đ/kg, tại Phú Thọ đạt 49.000 đ/kg; Thái Nguyên và Nam Định còn 51.000 đ/kg. Tại Bắc Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, giá lợn đạt khoảng 47.000 – 48.000 đ/kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên giá lợn hơi cũng giảm từ 3.000 – 6.000 đ/kg xuống còn 47.000 – 50.000 đ/kg.
Giá lợn hơi tại một số tỉnh phía Nam như An Giang và Bến Tre giảm 1.000 đ/kg, xuống lần lượt 51.000 đ/kg và 49.000 đ/kg. Các địa phương khác, giá lợn hơi duy trì ổn định, với các tỉnh trọng điểm như Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau … vẫn đạt mức 50.000 – 51.000 đ/kg; Tiền Giang đạt 52.000 đ/kg.
Dự báo giá thịt lợn trong nước vẫn ở mức cao trong một vài tháng tới, và có thể sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gia tăng từ thịt nhập khẩu do ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến ngành thịt lợn Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác. Do đó, ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn cần cải tiến kỹ thuật, giảm giá thành để đảm bảo cạnh tranh với thịt nhập khẩu, và nâng cao chất lượng để hướng đến xuất khẩu.
THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU
Thức ăn gia súc và nguyên liệu NK:
Ước giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 8/2018 ước đạt 246 triệu USD, đưa tổng giá trị thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2018 đạt 2,46 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2017. Ba thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 7 tháng đầu năm 2018 là Achentina, Hoa Kỳ, và Brazil, chiếm thị phần lần lượt là 31,7%, 16,7% và 13,3%. Các thị trường có giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017 là Braxin (gấp hơn 4 lần), Hoa Kỳ (gấp 2,1 lần) và Trung Quốc (+50,6%). Ngược lại, thị trường có giá trị nhập khẩu mặt hàng này giảm mạnh trong 7 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ 2017 là Archentina (-25,9%) và Indonesia (-14,8%).
Ngô:
Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 8/2018 đạt 585 nghìn tấn với giá trị đạt 126 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị ngô nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt 6,03 triệu tấn và giá trị đạt 1,23 tỷ USD, tăng 25,1% về khối lượng và tăng 28,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Achentina và Braxin là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong 7 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt là 48,7% và 8,5% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu tăng mạnh nhất trong 7 tháng đầu năm 2018 là thị trường Ấn Độ (gấp hơn 18,85 lần) và Achentina (+17,1%). Thị trường có giá trị nhập khẩu mặt hàng ngô giảm mạnh nhất trong 7 tháng đầu năm 2018 là Thái Lan với mức giảm là 75,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Đậu tương:
Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 8/2018 đạt 191 nghìn tấn với giá trị 81 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị đậu tương nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt 1,21 triệu tấn và 526 triệu USD, tăng 1,8% về khối lượng và tăng 3,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Lúa mì:
Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 8/2018 đạt 297 nghìn tấn với giá trị đạt 68 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị lúa mì nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt 3,39 triệu tấn và 806 triệu USD, tăng 0,3% về khối lượng và tăng 14,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Ba thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 7 tháng đầu năm 2018 là Nga, Úc và Canada với thị phần lần lượt là 48,6%, 27,4% và 9,8%. Các thị trường có giá trị nhập khẩu lúa mì tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2017 là Nga (gấp 31,9 lần ) và Hoa Kỳ (gấp 16,1 lần).
Sắn và các sản phẩm từ sắn XK:
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 8 ước đạt 87 nghìn tấn với giá trị 39 triệu USD, lũy kế xuất khẩu 8 tháng đầu năm ước đạt 1,67 triệu tấn và 633 triệu USD, giảm 34,4% về lượng và 0,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017, mặc dù lượng sắn xuất khẩu sụt giảm mạnh so với năm 2017 nhưng giá sắn xuất khẩu trong nửa đầu năm 2017 lại tăng mạnh 48% so với cùng kỳ. Trong 8 tháng đầu năm, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 87,3% thị phần, giảm 27% về khối lượng nhưng tăng 7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá xuất khẩu sắn lát của Việt Nam (FOB) trong tháng 8 tăng nhẹ 5$ lên 237 USD/tấn, giá tinh bột sắn xuất khẩu được chào giá ở mức 505 USD/tấn (tăng 5 USD so với tháng trước) sau khi Thái Lan này tăng nhẹ giá chào bán 5 USD lên 490 USD/tấn trong tháng 8. Giá sắn lát xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tăng nhẹ do ảnh hưởng từ bão số 4 khiến các tàu/đò chở tinh bột sắn từ miền Trung và miền Nam không ra được như dự kiến trong khi tồn kho tại Đông Hưng giảm mạnh, giá tinh bột sắn giao ngay tại Móng Cái tăng lên mức 3450 tệ/tấn (tăng 50 tệ/tấn). Tại Lạng Sơn, giá tinh bột sắn cao nhất đạt 3560 tệ/tấn. Sang tháng 9 dự báo do đồng nhân dân tệ biến động thất thường, cộng với giá sắn và tinh bột thành phẩm tại Tây Ninh không giảm như dự kiến nên các thương nhân giao dịch thận trọng, không đầu cơ như những năm trước. Thị trường sắn lát được dư báo sẽ diễn ra sôi động khi mà nhu cầu sử dụng sắn lát tăng trong tháng 9 do nhiều xưởng chế biến thực phẩm hoạt động trở lại phục vụ cho dịp tết trung thu. Ngoài ra, sự hoạt động trở lại của các nhà máy cồn và hóa chất tại Trung Quốc cũng là yếu tố tích cực đóng góp và sự sôi động này.
Nguồn tin: http://channuoivietnam.com
Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 8 - 2018
Thông báo Chương trình tài trợ NCCB của Nafosted
Thông báo Chương trình tài trợ NCCB của Nafosted

NCS Đoàn Vĩnh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
NCS Đoàn Vĩnh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Chăn nuôi
Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Chăn nuôi

Tuyển dung kế toán trưởng tại Trung tâm NCPT&CN Heo Bình Thắng
Tuyển dung kế toán trưởng tại Trung tâm NCPT&CN Heo Bình Thắng

- Đan Mạch hỗ trợ Việt Nam về an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn
Chiều 3/12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Môi trường và Thực phẩm Đan Mạch đã ký Thỏa thuận triển khai dự án Hợp tác Chiến lược ngành về an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn – giai đoạn 2 và Bản ghi nhớ về thiết lập đối tác giảm thiểu sử dụng và kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, qua chặng đường dài hợp tác song phương giữa Việt Nam – Đan Mạch đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt gần 30 năm qua Đan Mạch là một trong những nhà tài trợ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại (ODA) quan trọng cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ tích cực của các cơ quan quản lý, hiệp hội, doanh nghiệp Đan Mạch đã cùng phối hợp với các đối tác của Việt Nam triển khai hoạt động chuyển giao công nghệ, thương mại trong lĩnh vực chăn nuôi, cấp nước sạch nông thôn mang lại kết quả đáng khích lệ đóng góp nguồn lực vào công cuộc đổi mới ngành theo hướng hợp tác công – tư.Quang cảnh buổi ký thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Bộ. Ảnh: Bích Hồng/BNEWS/TTXVN
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, thông qua thỏa thuận được ký kết, các cơ quan hai bên sẽ triển khai dự án Hợp tác Chiến lược ngành về an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn giai đoạn 2 từ năm 2020 đến 2022, đây là một lĩnh vực có thế mạnh của Đan Mạch vì là một trong những nước đứng đầu trên thế giới về xuất khẩu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn.
Việt Nam đang có nhu cầu cao về công nghệ, con giống, trang thiết bị phục vụ cho phát triển chăn nuôi quy mô công nghiệp.
Bên cạnh đó, Bản ghi nhớ về thiết lập giảm thiểu sử dụng và kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sẽ là một văn kiện làm tiền đề cho các cơ quan hai bên nghiên cứu, thực thi chính sách xây dựng những dự án hợp tác nhằm đưa ra các giải pháp thực tiễn, hỗ trợ cho cơ quan quản lý trong quá trình hoạch định chính sách phù hợp.
Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Højlund Christensen cho biết, giai đoạn 1 của dự án đã tập trung cải thiện khung pháp lý về quản lý thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y nhằm chăn nuôi an toàn và kiểm soát, cải thiện tình trạng kháng kháng sinh. Hợp tác này đã thành công trên nhiều phương diện, mong hai bên tiếp tục hợp tác trong thời gian tới.
Giai đoạn 2 của dự án sẽ không chỉ tập trung trong thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi mà còn xử lý các vấn đề liên quan đến thực hành tốt trong chăn nuôi cũng như là tăng cường quản lý trong thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y dựa vào kiểm soát mối nguy.Đây là những lĩnh vực mà Đan Mạch có thể chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức hữu ích cho cơ quan chức năng của Việt Nam, từ đó giúp nâng cao thức ăn chăn nuôi và an toàn thực phẩm tại Việt Nam.
Một trong những trọng tâm của hợp tác chiến lược này là giảm thiểu tình trạng kháng kháng sinh, giảm thiểu việc sử dụng kháng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tin tưởng sự hợp tác của cơ quan chuyên môn Việt Nam và Trung tâm quốc tế giải pháp kháng kháng sinh của Đan Mạch (ICARS) sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho Việt Nam nói chung và ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nói riêng./.Chăn nuôi Việt Nam
- Công nghệ Blockchain và tiềm năng ứng dụng trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn
Sự bùng nổ của internet và các thiết bị hỗ trợ trong hệ sinh thái internet vạn vật như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy quét mã vạch, các thiết bị điện tử khác… cho phép người tiêu dùng tiếp cận được tất cả các thông tin về một sản phẩm nào đó trước khi được ra quyết định mua hàng. Với xu hướng tiêu dùng xanh ngày càng tăng, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng và an toàn của thực phẩm, mà họ còn muốn biết nguồn gốc thực phẩm, cũng như các gia súc, gia cầm được chăn nuôi, giết mổ và chế biến như thế nào. Theo một nghiên cứu của tổ chức Label Insight vào năm 2016 cho thấy, có 94% số người tham gia khảo sát mong muốn được biết chi tiết và đầy đủ tất cả thông tin về thực phẩm mà họ đang dùng được sản xuất ra như thế nào.
- Hội nghị tập huấn công tác Quản lý Khoa học Công nghệ và Tài chính
- Công văn của bộ KH và CN về đề xuất đề tài dự án cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025
Chương trình KH và CN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến 2025 "Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0".
- Thử nghiệm vắc xin cho uống đầu tiên trên lợn rừng Á-Âu chống lại virus dịch tả lợn châu Phi Genotype II
Bệnh Dịch tả heo châu Phi là mối đe dọa đáng kể nhất đối với ngành chăn nuôi lợn trên toàn thế giới, đã lan rộng đến hơn 55 quốc gia, trên ba lục địa và nó ảnh hưởng đến hơn 77% quần thể lợn trên thế giới. Theo Liên minh châu Âu, lợn rừng (Sus Scrofa) là vật chủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những lý do chính cho sự lây lan chưa từng thấy và liên tục của ASF ở châu Âu là các hoạt động thương mại, sự di chuyển liên tục của lợn rừng bị nhiễm bệnh,số lượng lợn giữa các khu vực và thiếu vắc-xin để ngăn ngừa.
- Bộ KH&CN: Nhiều hoạt động khoa học và công nghệ ứng phó với ASF
Bộ Khoa học & Công nghệ (Bộ KH&CN), đã có nhiều hoạt động ứng phó với bệnh Dich tả heo châu Phi (ASF).
- Thực nghiệm chứng minh: Ruồi có thể truyền lây virus ASF
Về lý thuyết heo có thể bị nhiễm dịch tả heo châu phi (ASF) bởi ăn ruồi nhiễm virus. Các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã đưa ra kết luận trên sau khi thực hiện một thử nghiệm thực tế với ruồi. Kết quả của nghiên cứu có thể giải thích sự bùng phát dịch ASF vào mùa hè ở một trại có an toàn sinh học cao ở bang Baltic của nước này.
- Quyết định 342 Cục Chăn Nuôi năm 2019 về việc công nhận tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực chăn nuôi
Công nhận tiến bộ kỹ thuật về hai giống gà Ninh Hòa và gà Tre
- CHẾ PHẨM VI SINH AT-YTB: HIỆU QUẢ TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
Nhờ có chế phẩm vi sinh AT-YTB của Trung tâm dịch vụ Khoa học kỹ thuật y dược –Trường Đại học Y Dược Thái Bình, mà tại nhiều vùng nông thôn, chất thải chăn nuôi được xử lí tận gốc, giảm ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng!
- Quyết định về thực hiện chính sách hổ trợ bảo hiểm nông nghiệp
Quyết định số 22/2019 QĐ-TTg: Về thực hiện chính sách hổ trợ bảo hiểm nông nghiệp của Thủ tướng chính phủ
- TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CẢ NƯỚC THÁNG 6/2019
TÌNH HÌNH CHUNG (mới cập nhật)
Theo Bộ NN&PTNT, kết quả sản xuất kinh doanh toàn ngànhchăn nuôi 6 tháng đầu năm cho thấy xuất hiện nhiều khó khăn trong việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng ngành năm 2019, nhất là trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi lan rộng, tiếp tục có diễn biến phức tạp. Do đó, nhiệm vụ từ nay đến hết năm là hết sức nặng nề, khó khăn để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6 tháng cuối năm và cả năm 2019 như kịch bản tăng trưởng đã đề ra. Do đó, trong những tháng cuối năm, ngành chăn nuôii điều chỉnh giảm tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi từ 4,15% xuống còn 3,17%, tăng sản lượng chăn nuôi khác lên 11,5% (trong đó thịt gia cầm tăng 1,25 triệu tấn, tăng khoảng 14%; trứng gia cầm khoảng 13,02 tỷ quả, tăng trên 12%; sản lượng thịt bò tăng 7,%…).
- Nghị định 51/2019 NĐ-CP
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ.
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ 2019
Chào mừng 129 năm (19/05/1890-19/05/2019) sinh nhật Bác và phát động phong trào tự chủ nghiên cứu khoa học cho cán bộ trẻ, Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ đã tổ chức hội nghị khoa học trẻ 2019 bằng tiếng Anh. Hội nghị là cơ hội để các cán bộ khoa học trẻ chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và kỹ năng tiếng Anh. Với sự đóng góp của 19 báo cáo bao gồm các chủ đề dinh dưỡng thức ăn, di truyền giống vật nuôi, môi trường chăn nuôi, vi sinh, hội nghị góp phần làm đa dạng lĩnh vực nghiên cứu trong chăn nuôi thú y của Phân Viện. Kết thúc Hội nghị, Phân Viện đã trao 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba, 01 giải ấn tượng, 01 giải triển vọng, 01 giải nỗ lực và 01 giải tập thể.
- Lễ ký kết hợp tác giữa Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ và trường Đại Học Trà Vinh
Ngày 17/4/2019, tại Trường Đại học Trà Vinh, Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Trà Vinh giai đoạn 2019-2024. Theo văn bản thỏa thuận, Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ sẽ hỗ trợ Trường Đại học Trà Vinh trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi giảm sốc nhiệt cho đàn gà đẻ
Nguyễn Thị Bé Thơ, Nguyễn Đình Tuấn, Dương Xuân Tuyển, Lê Thanh Hải, Phạm Thị Như Tuyết
Nguyễn Đức Thỏa và Nguyễn Văn Hiệu
- Tình hình chăn nuôi cả nước năm 2018
- Tổng kết hoạt động năm 2018 và phương hướng, kế hoạch năm 2019
- Aporphine alkaloids, clerodane diterpenes, and other constituents from Tinospora cordifolia
Phan Van Kiem, Chau Van Minh, Nguyen Tien Dat, Lã Văn Kính, Dan Thuy Hang
Nguyen Hoai Nam, Nguyen Xuan Cuong, Hoang Thanh Huong, Trinh Van Lau
- Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam năm 2018
- NCS Nguyễn Văn Phú bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
- Ngài Đại sứ nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na đến thăm Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ
- TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN QUẢN TRỊ WEB
- Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Phòng phân tích Chăn nuôi - Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ đạt chứng chỉ chứng nhận ISO/IEC 17025: 2005
- Phòng phân tích Chăn nuôi - Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ được chỉ định thực hiện việc thử nghiệm lĩnh vực thức ăn chăn nuôi
- Kim ngạch nhập khẩu TĂCN & NL Việt Nam 9 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh
- Kỷ yếu Hội nghị dê sữa Á Úc lần thứ tư tại ĐH Trà Vinh
- Phản ứng sinh lý của bò Zêbu đối với stress nhiệt
C.C.Cardoso, V.Peripolli, S.A.Amador, E.G.Brandão, G.I.F.Esteves, C.M.Z.Sousa, M.F.M.S.França, F.G.Gonçalves, F.A.Barbosa, T.C.Montalvão, C.F.Martins, A.M. Fonsec, Neto, C.McManus
- Ảnh hưởng của stress nhiệt ở bò sữa
Liam Polsky and Marina A. G. von Keyserlingk
- TP Hồ Chí Minh tổ chức lại nghề chăn nuôi bò sữa
- Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 9 - 2018
- Việt Nam nhập gần 140.000 tấn thịt trong nửa đầu năm 2018
Sau khi giảm mạnh vào tháng 5/2018, mức giá thịt lợn, thịt bò, thịt gà nhập khẩu trong tháng 6 đã bắt đầu tăng trở lại...
- Công văn của Cục Thú Y về việc triển khai các biện pháp ngăn chặn nguy cơ xâm nhiệm bệnh Dịch tả heo Châu Phi vào Việt Nam
- Một số đặc điểm chung của bệnh Dịch tả lợn châu Phi
- Chăn nuôi đang đối mặt với cơn khủng hoảng kháng sinh
Thời gian qua, ngành chăn nuôi Việt Nam nhiều phen đối mặt với những cơn khủng hoảng thừa, giá heo, gà rớt thê thảm. Một trong những nguyên nhân chính là chất lượng sản phẩm chăn nuôi, sức cạnh tranh khi bước vào hội nhập. Thịt heo, thịt gà Việt Nam hầu như chưa xuất khẩu được hoặc chỉ mới xuất khẩu với tỷ lệ rất thấp.
- Bệnh viêm vú ở bò sữa cái tơ: Bản chất, ảnh hưởng, ngăn chăn và kiểm soát
De Vliegher S1, Fox LK, Piepers S, McDougall S, Barkema HW.
- AmiPig: Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng chuẩn hóa của các axit amin trong nguyên liệu thức ăn heo
AFZ – Association Française de Zootechnie / French Feed Database
- Bảng: Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng chuẩn hóa của các axit amin trong nguyên liệu thức ăn gia cầm
M.C. Blok và R.A. Dekker
- Nghị định 109/2018 về Nông nghiệp hữu cơ
- Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 8 - 2018
- Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Chăn nuôi, Thức ăn Chăn nuôi & Chế biến Thịt - Vietstock 2018
- Khái niệm protein lý tưởng trong chăn nuôi bò thịt
Andreas Lemme
- Tính hữu dụng và việc sử dụng các acid amin trên heo tăng trưởng
Edward S. Batterham
- Sự kháng kháng sinh trong chăn nuôi heo
Frank M. Aarestrup, C. Oliver Duran and David G. S. Burch
- Ước tính lượng nitơ và phospho trong chất thải từ lợn thịt nuôi bằng các khẩu phần thường dùng tại Việt Nam
Vũ Thị Khánh Vân, Đinh Văn Tuyền
- Quản lí việc sử dụng thức ăn ủ chua: đặc điểm thức ăn ủ chua và tập tính ăn của bò sữa
R.J. Grant, L.F. Ferraretto
- Mối liên hệ giữa hàm lượng tinh bột, tỉ lệ tiêu hóa và sự phăt triển của bê tới 16 tuần tuổi
W. Hu, T.M. Hill, T.S. Dennis, F.X. Suarez-Mena, J.D. Quigley, J.R. Knapp, R.L. Schlotterbeck
- Danh mục phép thử dược công nhận VILAS 1103 của Phòng Thí nghiệm và Phân tích Chăn nuôi
- Bổ sung axit guanidinoacetic trong khẩu phần heo: ảnh hưởng đến năng suất, đặc tính thân thịt và chất lượng thịt
Jayaraman B, La KV, La H, Doan V, Carpena EM, Rademacher M, Channarayapatna G
- Sử dụng probiotics để cải thiện sức khỏe đường ruột và khả năng sử dụng thức ăn
Shengfa F. Liao, Martin Nyachoti
- NCS Đoàn Vĩnh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
- Các kỹ thuật đánh giá khả năng tiêu hóa năng lượng, axit amin, phôt-pho và canxi trong nguyên liệu thức ăn heo
Fengrui Zhang, Olayiwola Adeola
- Tham dự khóa tập huấn “Đo phát thải khí methan từ lên men đường ruột ở gia súc nhai lại bằng kỹ thuật SF6”
- Hôi thảo báo cáo kết quả thử nghiệm nuôi heo giống nhập khẩu từ Đan Mạch tại Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ được tổ chức tại TP HCM
- Chuyến thăm Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ của chuyên gia ở Viện Công nghệ Nôngn ghiệp Quốc gia Argentina
- Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Trung tâm Bảo tồn gen động vật nuôi
- Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Chăn nuôi
- Dự thảo Luật Chăn Nuôi
- Danh mục sách chuyên ngành bằng tiếng Anh
- Thông báo Chương trình tài trợ NCCB của Nafosted
- Danh mục nguồn tin truy cập được từ xa- Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia